Khán giả Đặng Hùng Cường, ở Thị Trấn Hòn Đất – H. Hòn Đất – Kiên Giang, SĐT: 0986 553 611 có hỏi như sau: “Trăn mới cho phối giống được 3 ngày thì bị khò khè, thở khó, vẫn ăn bình thường. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?”
Thưa anh Cường! Chúng tôi đã chuyển câu hỏi của anh đến PGS.TS Phạm Ngọc Thạch – Giảng viên trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội và nhận được câu trả lời cho anh như sau :
Rất có thể trăn của gia đình anh đã bị viêm phổi. Cách điều trị và phòng bệnh như sau:
Điều trị:
- Sử dụng một trong các loại kháng sinh: TYLOSIN, TIAMULIN, GENTAMYCIN, tiêm bắp vào kẻ vảy ở đuôi của trăn, liên tục 3 - 5 ngày liên tục. Liều lượng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Dùng thuốc long đờm: BROMHEXINE. Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Trường hợp anh sử dụng thuốc viên để điều trị, thì có thể nhét viên thuốc vào đầu gà sau đó cho trăn ăn.
Phòng bệnh:
- Chuồng trại luôn sạch sẽ, tránh ẩm ướt, không quá nóng hoặc quá lạnh, không có mùi lạ, hạn chế ruồi và các loài côn trùng khác gây hại cho trăn.
- Phải đảm bảo chăm sóc nuôi dưỡng tốt, thức ăn đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng.
- Định kỳ 15 ngày phải bổ sung thêm vitamin A, D, E, Bcomplex vào thức ăn nuôi trăn (như là: gà, vịt) để tăng cường sức đề kháng, hạn chế stress.
Anh Cường cần lưu ý thêm là: Trăn thường mắc bệnh khi thời tiết thay đổi, nếu nhiệt độ quá cao thì anh phải tạo sự thông thoáng trong chuồng nuôi; trường hợp trời mưa, lạnh, gió mạnh thì phải che phủ hoặc trùm kín để đảm bảo sức khỏe cho đàn trăn.
Đào Nhàn